Nghệ nhân kim hoàn Phạm Văn Năm (Năm Nhỏ)

Gần 50 năm làm nghề, có cả trăm đệ tử ở khắp tỉnh thành và cả Campuchia, gia tài lớn nhất ông để lại cho con cháu và học trò chính là lòng yêu nghề.

Biệt danh “Năm Nhỏ” có từ thời ông còn đi học trường làng vì gia đình và hàng xóm, bạn bè thấy ông sao nuôi hoài mà không lớn, cứ roi roi. Không được sinh ra từ gia đình có truyền thống làm nghề thợ bạc, đến năm 18 tuổi, ông mới bén duyên với nghề, biết đạp cóc, biết dũa, cắt… nhờ người dì cho tiền đi học đề sau này về đứng tiệm bán. Vốn sáng trí, cần cù, cái nghề này đến với ông tình cờ vậy mà gắn bó như cái duyên. Ông thành thạo đủ môn: làm kiềng, chuỗi hột, khóa, chạm và cả xoàn. 19 tuổi, từ quê nhà Cao Lãnh, ông ôm cóc đèn đi làm ở Sóc Trăng rồi sau đó lên Sài Gòn. Tại đây, giới thợ bạc mới bắt đầu biết đến biệt danh Năm Nhỏ.

Nghệ nhân Phạm Văn Năm cùng vợ và con trai cả
Nghệ nhân Phạm Văn Năm cùng vợ và con trai cả

Từ gọng kính đại gia, nhẫn “cửu long hườn”

Ông được biết đến là nghệ nhân chuyên trị những “ca khó”, tiêu biểu là làm gọng kính bằng vàng 18K cho đại gia Nguyễn Văn Mười Hai nức tiếng một thời. Được biết thân tín vị đại gia chủ hãng nước hoa Thanh Hương đã đi khắp nơi mà không ai nhận làm vì yêu cầu tay nghề, kỹ thuật cao. Ngay cả chủ tiệm Kim Ngọc nơi ông làm lúc bấy giờ khi ông đã nhận làm rồi mà còn hỏi đi hỏi lại “Làm được không chú?”.Thời đó, công nghệ, kỹ thuật còn thô sơ, tất cả đều làm thủ công vậy mà chỉ hai ngày sau, ông đã hoàn thành sản phẩm trong sự bất ngờ của khách hàng lẫn chủ tiệm!

Ca khó thứ hai là chiếc nhẫn “cửu long hườn” cho một Việt kiều vì muốn giữ lại kỉ vật của gia đình đã bị thất lạc. Một chiếc nhẫn có đường kính hơn một phân, có nhiều dòng chỉ se thật nhỏ xoắn lại với nhau, trên có nhiều vòng tròn đan vào nhau được ông làm trong vòng hai ngày!

Không chỉ ở Việt Nam, ông còn nổi danh ở Úc và Campuchia khi cho ra đời các sản phẩm được làm thủ công bằng tay nhưng đạt độ tinh xảo, kì công. Tại Úc, một số chủ xưởng chế tác còn đặt ông làm, chụp hình và đưa vào catalogue, họ cứ thắc mắc mãi tại sao có người Việt làm bằng tay mà đẹp hơn họ làm hàng đúc.

Nghệ nhân Phạm Văn Năm lúc làm việc ở Úc
Nghệ nhân Phạm Văn Năm lúc làm việc ở Úc

Đến thầy giáo khó tính

Một học trò của ông, anh Thái Thành Nguyên hiện là Giám đốc DNTN Kinh Doanh Vàng Bảo Trâm ở chợ Nguyễn Tri Phương (Quận 10, TP.HCM) còn nhớ như in thời đi học. Anh kể: “Thầy tôi nghiêm khắc lắm, ngồi trong lớp học mà ngó ra đường mơ màng một chút là bị gõ đầu liền”. Cũng vì nghiêm khắc này, ông “bị” xếp vào “hội xá xị” vì không uống rượu, bia, dù đi tiệc cỡ nào cũng uống nước ngọt hay nước trà hoặc quá lắm chỉ nhấp môi! Ông bảo đã làm thợ bạc mà dính vào rượu bia sẽ bị run tay, không làm việc được.
 
 
 
Đệ tử tìm đến ông học nghề ngày càng đông. Mà ông đã dạy thì luôn chú trọng đến nền tảng căn bẳn. Anh Nguyên còn kể lại ngày đầu đến học, ông bắt anh đạp cóc cả ngày mà không cho làm gì khác. Mấy ngày sau mới chuyển sang học “môn” khác, chậm mà chắc. Anh bồi hồi kể lại: “Tôi học được nhiều từ người thầy của mình. Ngoài tay nghề bởi thợ kim hoàn thời đó chưa được tiếp cận công nghệ, máy móc như bây giờ, anh còn học ở ông lòng yêu nghề và chữ tâm khi làm nghề. Hồi đó tôi đi học, tuy khó khăn mà tình thầy trò gắn bó lắm, không như bây giờ”.

​Một người con và cũng là học trò của ông, anh Phạm Văn Nhân – người đã tiếp nối và đã tạo được uy tín với anh em làm nghề gần xa, khắc sâu lời ông dặn khi mới ra làm: “Tiền bạc tao không có, tao chỉ có cái nghề cho mày, làm biếng đói chết ráng chịu”. Câu nói này đã đi theo anh cho đến ngày nay.

Có người nói rằng nghề thợ bạc vốn bạc bẽo, ông thì nghĩ khác vì ông luôn dạy học trò mình rằng đã làm nghề thì phải yêu lấy nghề, tâm huyết với nghề, phải giữ lấy chữ tín chứ đừng vì đồng tiền làm mờ mắt. Mình đã yêu nghề như thế thì không thể nào nghề bạc với mình được!

Tái bút: Khi bài viết này đến tay bạn đọc, nghệ nhân Phạm Văn Năm đã trút hơi thở cuối cùng. Ông được an táng ngày 10/4 nhằm 4/3 âm lịch, hưởng thọ 83 tuổi. Linh cữu được quàn tại quê nhà Đồng Tháp. Xin thành kính vĩnh biệt ông và chia buồn cùng gia quyến!

Phần Mềm Vàng theo giavang.net.
 

Tin liên quan

Sửa Nghị định 24: NHNN quản lý hay kinh doanh vàng?

Bảo tồn di sản kim hoàn truyền thống

Thăng trầm làng nghề Kim hoàn Kế Môn

Nghề Kim hoàn Kế Môn

Nghệ nhân 7X làm thay đổi lịch sử ngọc trai thế giới

Cận cảnh quá trình sản xuất những thỏi vàng 24K

Nghệ nhân kim hoàn Trà Văn Tâm (Tâm Kim Xuyến)

Kim cương vật liệu cứng nhất hành tinh có thể bị soán ngôi

Nghệ nhân kim hoàn Huỳnh Văn Thu

Doanh nhân Chương Do Khởi & trung tâm Trí Việt

Viên đá quý ngành kim hoàn - Nghệ nhân Phạm Hồng Đoàn

Nữ tướng vàng nữ trang

Làng nghề kim hoàn Kế Môn (Thừa Thiên Huế)

Giỗ tổ nghề kim hoàn

Lễ hội xuân và giỗ tổ nghề vàng bạc Châu Khê 2015

Ông tổ nghề kim hoàn

Hội quán Lệ Châu

Lịch sử nghề kim hoàn Việt Nam

Phố Hàng Bạc - Di sản phố cổ ở Hà Nội

Rộn rã làng nghề vàng bạc Châu Khê

Lễ hội xuân và giỗ tổ nghề vàng bạc truyền thống 2013

Lễ giỗ truyền thống Tổ nghề thợ bạc tại TP. HCM

Hình ảnh phần mộ Ông tổ nghề kim hoàn Việt Nam

Đỗ Minh Phú - Ông chủ Doji và ông chủ mới của Tienphong Bank

Chủ tịch SJC: Giao 'con ruột' cho người khác, cũng buồn!

Vàng nữ trang, khi “chơi” không còn dễ

Ông Tổng Bảo Tín Minh Châu ‘nội soi’ thị trường vàng

'Ông Tổng' Bảo Tín Minh Châu: 'Tôi sẽ luôn là số 1'

Bà Cao Thị Ngọc Dung: Vui không tột đỉnh, buồn không tuyệt vọng