Qui định của pháp luật về xử lý tài sản cầm cố?
Qui định của pháp luật về trình tự, thủ tục xử lý tài sản cầm cố khi bên cầm cố không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng như thế nào?
Cơ sở pháp lý: Nghị định 163/2006/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi nghị định 11/2012/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.Căn cứ để được phép xử lý tài sản cầm cố được quy định trong Nghị định 163/2006/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 11/2012/NĐ-CP như sau:
" Điều 56. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
4. Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định."
Theo đó khi bên thế chấp không thực hiện được nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thì bên nhân thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp.
Việc xử lý tài sản cầm cố được qui định trong Nghị định 163/2006/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 11/2012/NĐ-CP
Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm được quy định như sau:
" Điều 58. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm
1. Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của các bên; nếu không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
3. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định tại Nghị định này.
4.22 Người xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi chung là người xử lý tài sản) là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thỏa thuận khác.
5. Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.
6.23 Trong trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, nhà ở thì tổ chức, cá nhân mua tài sản bảo đảm hoặc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm phải thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì chỉ được hưởng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị nhà ở.