Thị trường vàng thế giới: Trung – Nga dự trữ vàng
Giá vàng đã rớt xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây - Ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia như Nga – Trung Quốc đã đẩy mạnh việc dự trữ vàng.
Giá vàng đã rớt xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, nhân cơ hội này ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia như Nga – Trung Quốc đã đẩy mạnh việc mua vào kim loại quý này dự trữ cho quốc gia – tờ Wall Street Journal cho biết.Trong thời gian qua, khả năng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã đẩy tỷ giá đồng dollar tăng mạnh, kéo giá vàng chạm đáy của gần 6 năm. Khiến nhiều quỹ lớn đã mạnh tay bán tháo vàng.
Tuy nhiên, sự hoảng sợ của thị trường đã khiến các Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) xem đây là một cơ hội để thu gom vàng thế giới.
Theo số liệu thống kê của PBoC, lượng dự trữ vàng của Trung Quốc vào thời điểm cuối thàng 11 vừa qua là 1,743 tấn tăng khoảng 5,1% so với mức 1,658 tấn vào hồi tháng 7. Từ năm 2009 đến nay, dự trữ vàng của Trung Quốc tăng khoảng 60%.

Ảnh minh họa.
Theo ý kiến nhiều chuyên gia cho biết nếu không có hoạt động mua vào của các ngân hàng trung ương, giá vàng có thể đã giảm xuống sâu hơn. Trong phiên giao dịch sáng 11/12, giá vàng quốc tế đã ở dưới ngưỡng 1.070 USD/oz, gần với mức thấp nhất kể từ đầu năm 2009.Theo lời ông Bill Hubard – chuyên gia kinh tế trưởng công ty Bullion Capial nhận định “Nếu không có sự can thiệp của ngân hàng trung ương Trung Quốc và Ngà bắt đáy, có lẽ thị trường đã giảm xuống ngưỡng 1.000 USD/oz”.
Theo giới chuyên gia phân tích, việc PBoC gom vàng có thể xuất phát từ một số mục đích và bao gồm cả việc đa dạng hóa dự trữ ngoại hối khổng lồ và đi theo con đường của các ngân hàng trung ương lớn khác xay dựng dự trữ vàng nhằm tích trữ giá trị.
HIện nay, dự trữ vàng của PboC chỉ chiếm khoảng 1,6%, đây là một tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các ngân hàng trung ương phương Tây.Ở các nước phương Tây tỷ lệ vàng dự trữ ngoại hối có thể lên tới hơn 60% - theo ông Ross Norman, Giám đốc điều hành côn ty môi giới vàng Sharps Pixley có trụ sở ở London cho biết.
Việc Trung Quốc mua nhiều vàng hơn trong vài tháng cuối năm nay có thể một phần xuất phát từ nỗ lực thuyết phục Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) của nước này nhằm đưa đồng nhân dân tệ trở thành một đồng tiền dự trữ của thế giới. Một số nhà phân tích cho rằng một khi Trung Quốc có nhiều vàng hơn trong quốc khố, các nhà đầu tư sẽ tin tưởng hơn khi nắm giữ đồng nhân dân tệ.
Cũng theo ông Seamus Donoghue – tổng Giám đốc điều hành công ty giao dịch vàng Allocated Bullion Solutions ở Singapore nhận định “Chúng tôi tin rằng Ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng việc nắm giữ vàng để đa dạng hóa dự trữ ngoại hối và đồng thời biểu hiện sức mạnh của mình.”

Ảnh minh họa.
Tuy vậy, PBoC lại không phải là ngân hàng trung ương duy nhất mua vàng dữ trự trong những tháng cuối năm nay.
Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, trong quý 3 vừa qua, Nga mua ròng 77,2 tấn vàng cho dự trữ quốc gia nâng tổng mức dự trữ vàng của nước này lên mức 1,352 tấn.
Tương tự như Trung Quốc, Nga đang giảm việc nắm giữ các tài sản USD trong dự rữ ngoại hối – Theo ông Norman cho biết “Tốc độ mua vàng hiện nay của Ngà là rất mạnh, và xu hướng mua vào này sẽ còn duy trì”.
Hiện nay, các quốc gia đang tăng việc dự trữ vàng trong năm nay bao gồm các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ukraine, Malaysia, Kazkhstan, Jordan và Belarus.
Tuy vậy, số phận của kim loại quý này chủ yếu vẫn được quyết định bởi việc giao dịch trên các sàn giao dịch vàng quốc tế và nhu cầu mua hiện nay. Nhất là nhu cầu của người tiêu dùng ở Ấn độ và Trung Quốc – đây là 2 nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới.
Theo một số nhà phân tích cho biết giá vàng có thể giảm sâu hơn nếu FED quyết định tăng lãi suất trong cuộc họp diễn ra vào ngày 15 – 16/12.
Theo ông Barnabas Chen – nhà phân tích của ngân hàng OCBC nhận định “Nếu FED tăng lãi suất trong cuộc họp giá vàng sẽ về lại mức 1.050 USD/oz”. Ông cho biết thêm, giá vàng có thể giảm về mức 950 USD/oz trong năm 2016 nếu FED tiếp tục tăng lãi suất.
Phần Mềm Vàng tổng hợp từ VNEconomy.