Nóng với thông tư 22
Thông tư 22 về quản lý chất lượng, đo lường vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị dường như đang “nóng” hơn bao giờ hết với hàng loạt câu hỏi, thắc mắc và cả trăn trở, bức xúc của chủ doanh nghiệp kinh doanh vàng, thợ kim hoàn khi các địa phương trên toàn quốc đồng loạt triển khai.
Thông tư 22 về quản lý chất lượng, đo lường vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị dường như đang “nóng” hơn bao giờ hết với hàng loạt câu hỏi, thắc mắc và cả trăn trở, bức xúc của chủ doanh nghiệp kinh doanh vàng, thợ kim hoàn khi các địa phương trên toàn quốc đồng loạt triển khai.
Chỉ sau năm ngày phát động, Ban Tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ THÔNG TƯ 22 đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ mọi miền đất nước qua thư từ, điện thoại và cả email không chỉ về thông tư 22 mà còn các qui định khác về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Câu hỏi về quản lý, xử phạt:
- Trường hợp mua một món hàng của khách tuy không rõ xuất xứ mà có thể đảm bảo được chất lượng theo kinh nghiệm hay thử bằng máy nước, vậy nếu mình đánh bóng lại rồi đóng hiệu của tiệm bán ra luôn có được không? (Anh Bảo – Tiền Giang). Khi mua lại món hàng từ khách, tôi phải xử lí món hàng này ra sao theo đúng qui định? (Anh Lạc, Lâm Đồng)
- Trong tủ tôi còn tồn khá nhiều mặt hàng trước đây chưa đóng hàm lượng vàng đúng theo thông tư mới. Hàng này tôi cũng mua từ nhiều nhà cung cấp. Vậy nếu bị kiểm tra không đóng hàm lượng vàng theo qui định thì trách nhiệm thuộc về ai, tôi hay nhà cung cấp? (Anh Kiều, Cần Thơ & rất nhiều khách hàng khác). Tôi phải làm gì với lượng hàng tồn này? (Anh Nghĩa, Tây Ninh)
- Theo quy định các sản phẩm vàng trang sức phải có đóng tên nhà sản xuất, đóng hàm lượng vàng. Các sản phẩm vàng trang sức trước đây của các thợ gia công nhỏ ở nhà (không có đăng ký gia công nên không có tên nhà cung cấp) bỏ mối cho chúng tôi bán hoặc những sản phẩm mà chúng tôi mua lại của khách vảng lai thường không có tên nhà cung cấp và hàm lượng vàng đóng trên sản phẩm. Nếu chúng tôi đo tuổi lại trên máy phổ quang rồi ghi lại hàm lượng vàng trên tem nhãn sản phẩm mà không có ghi tên nhà cung cấp và có biên lai hoặc hóa đơn bảo đảm thì có được trưng bày ra bán không? (Anh Quốc An, Quận 3, Tp. HCM)
- Trước giờ tôi đổi hàng từ nhiều chành rồi mang về đóng hiệu của tiệm lên. Vậy trường hợp món hàng bị kiểm tra phát hiện không đúng hàm lượng vàng, trách nhiệm thuộc về ai và trong trường hợp đó, mức phạt là bao nhiêu? (0912887xxx)
- Khi lấy hàng từ chành thì giữa tiệm và nhà cung cấp (chành) có phải làm hợp đồng cam kết về hàm lượng vàng. Nội dung hợp đồng đó thế nào? Có thể cung cấp mẫu để tham khảo (Chú Phương, Bình Thuận)
- Những mặt hàng tự sản xuất như nhẫn trơn, nếu tiệm muốn đăng ký chất lượng thì phải đi đến cơ quan nào, ở đâu? Thủ tục ra sao và tốn bao nhiêu thời gian? (Anh Vũ, Tiền Giang)
- Tôi có nghe qui định là khi bán hàng phải có bao bì (hộp giấy, nhựa…) cho món hàng. Vui lòng cho biết thêm về qui định bao bì này, vì nếu có bao bì thêm cho món hàng thì giá bán sẽ cao hơn, khách hàng phải trả tiền nhiều hơn (trong khi thông tư mới ra đời là nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng). (Cô Dung, Quận 7, TP.HCM)
- Các tiệm nhỏ lẻ như chúng tôi đều trao đổi hàng từ các nhà cung cấp (chành), tất cả có chứng từ mua bán, họ cũng đóng kí hiệu, hàm lượng vàng lên món hàng hẳn hoi. Vậy nếu khi bị kiểm tra phát hiện vi phạm như không đúng hàm lượng, cân nặng…, người bán là chúng tôi bị phạt trước tiên mà sao không phạt nhà cung cấp này? (Anh Lạc, Lâm Đồng)
Câu hỏi về thiết bị, đo lường:
- Xin vui lòng cho biết máy quang phổ nào, hiệu nào, nước nào sản xuất được công nhận hiện nay? Hoặc cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy kiểm định cho máy quang phổ? (Anh Quốc Kiều, Cần Thơ)
- Tôi có thử máy quang phổ, đem 1 mẫu thử thử 3 lần sẽ có 3 kết quả khác nhau (chưa kể mang mẫu thử đó sang thử máy khác sẽ có kết quả khác). Vậy sai số thế nào là đúng theo qui định cho cùng 1 mẫu thử? (0168778xxxx)
- Nếu hàng niêm yết là 68%, khi nấu lại còn bao nhiêu là cho phép theo thông tư 22? (Anh Bá Lộc, Cần Đước, Long An)
- Tôi đang dùng cân của Nhật, hiệu là Vibra, cân này chỉ có 2 số lẻ (0.01), mà thông tư mới yêu cầu cân phải có 4,5 số lẻ, vậy tôi có phải mua cân mới hay dùng cân hiện tại là được rồi? (Chị Nguyệt, Thái Nguyên)
- Trong điều 6 chương 3 của thông tư 22 qui định là khi thực hiện phân hạng theo Kara, vàng trang sức mỹ nghệ được phân hạng thấp hơn liền kề với giá trị Kara thực tế xác định theo phân hạng danh định tại bảng 3 với ví dụ là vàng trang sức 21,5K thì xếp vào loại vàng 21K. Vậy nếu là 21,9K hay 21,6K thì xếp vào loại vàng 21K hay 22K? Nếu là 21,2K thì vẫn là 21K? (Chị Thủy, Tiền Giang)
- Tôi muốn hỏi là ở miền tây hay thành phố Hồ Chí Minh có đơn vị nào được cấp phép kiểm định hàm lượng vàng không? (Chú Dũng, Cà Mau)
- Trường hợp món hàng tôi niêm yết là vàng 7 tuổi rưỡi. Khi làm có cả vảy hàn hay móc khóa, thường sẽ làm bằng vàng thấp tuổi hơn. Vậy khi đem món hàng kiểm định hàm lượng vàng, sai số bao nhiêu là chấp nhận được theo qui định? (Anh Kiên, Nha Trang, kimphat…@yahoo.com.vn)
- Trường hợp cắt ni hay thêm ni làm sai trọng lượng vàng, hàm lượng vàng và thậm chí làm mất cả kí hiệu nhà cung cấp và hàm lượng đã đóng trên món hàng sẽ phải xử lí ra sao? (Anh An, Quận 3, Tp. HCM)
- Những hộ nhỏ lẻ kinh doanh vàng như chúng tôi thường có thợ gia công ở nhà, vậy các thợ này làm theo đặt hàng và tôi đóng dấu của tiệm lên món hàng bán cho khách được không, miễn là tôi đảm bảo được hàm lượng vàng đúng như đóng dấu? Thế thì đúng hay sai theo qui định? (Anh An, Quận 3, Tp. HCM)
- Theo thông tư 22, cân điện tử phải được đặt ở phòng riêng, đổ bê tông… theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo đúng trọng lượng cân nặng trong khi mua bán với khách hàng thì thường đặt cân ở gần nơi giao tiếp với khách, nơi đó đông người, dễ sai số… Vậy khi bán hàng cho khách, tôi phải dẫn khách vào phòng riêng đặt cân để kiểm tra cân nặng theo đúng qui định? (Anh Lạc, Lâm Đồng)
- Theo quy định trong thông tư 22, thiết bi cân thì bắt buộc các hộ kinh doanh vàng trang sức phải sử dụng cân có độ chính xác 1 mg cho loại cân đến 500 gram trong khi cân của chúng tôi trang bị thông thường chỉ là 310 gram với độ chính xác 10 mg. Vừa qua chúng tôi có đi khảo sát các loại cân có độ chính xác 1 mg theo yêu cầu của thông tư thì thực tế nếu mua về sử dụng ở những quầy hàng nhỏ lẻ của chúng tôi trong chợ rất khó sử dụng vì nó có độ chính xác cao nên rất là nhạy, nhảy số liên tục nếu cân không được đặt ở vị trí cứng, vững, không rung động và phải đặt ở trong phòng kín gió. Do đó chúng tôi có thể sử dụng cân hiện tại của chúng tôi được không (những cân này còn hạn đã được kiểm định)? (Anh An, Quận 3, Tp. HCM)
Câu hỏi về tem nhãn:
- Trường hợp tem nhãn của tôi trên món hàng sai qui định, tôi bị phạt bao nhiêu tiền? (Văn Thăng, Quảng Nam)
- Mẫu tem nữ trang thế nào là đúng theo qui định, vui lòng cung cấp mẫu. Tôi thấy kích thước tem nữ trang rất nhỏ mà yêu cầu thông tin nhiều quá không khả thi hoặc là chọn tem to thì rất xấu, nhìn vào tủ chỉ thấy tem, không thấy món hàng đâu (Cô Cúc, Đồng Nai)
- Tiệm tôi chuyên bán sỉ, trước giờ tôi làm tem cho cả 1 nhóm hàng (cùng loại vàng, cùng kiểu, cùng nhà cung cấp, cùng tiền công…) mà thông tư qui định phải có tem nhãn cho từng món hàng cụ thể. Vậy cách làm tem của tôi trước giờ có sai theo qui định hay phải làm tem cho từng món hàng cụ thể? (nguyenanhthai…@gmail.com)
Ngay hôm nay, hãy gửi câu hỏi đến chương trình qua các cách sau:
- Gọi đến đường dây nóng của chương trình (08) 38637274
- Gửi email đến thongtu22@phanmemvang.com.vn
- Đặt câu hỏi ngay tại trang thông tin của chương trình tại www.phanmemvang.com.vn
Buổi giao lưu sẽ diễn ra vào lúc 9g -11g ngày Thứ sáu 20/6/2014 với sự tham gia của các vị khách mời:
– Ông Nguyễn Thành Long – Chủ Tịch Hiệp Hội Kinh Doanh Vàng Việt Nam
– Bà Nguyễn Thị Kim Huệ – Chánh Thanh Tra Sở Khoa Học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh
– Ông Nguyễn Văn Dưng – Chủ Tịch Hội Mỹ Nghệ Kim Hoàn Đá Quý Tp. Hồ Chí Minh
Thông tin sẽ được cập nhật tại trang web www.phanmemvang.com.vn.
Nguồn: Sao Khuê - Giavang.net