Viên đá quý ngành kim hoàn - Nghệ nhân Phạm Hồng Đoàn

Trong nghề kim hoàn, ít có ai biết rằng Nghệ nhân Phạm Hồng Đoàn là một “viên ngọc quý” trong ngành kim hoàn, với nhiều năm cống hiến hết mình cho nghề, ông được trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen của chính quyền địa phương và được trao tặng danh hiệu “ Nghệ nhân Làng nghề năm 2012” do Trung ương Hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng.

Ông được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống lành nghề nên ngay từ khi còn nhỏ ông đã được tiếp xúc và bén duyên với những sản phẩm cham trổ từ vàng, bạc tinh xảo. Bước chân vào nghề từ rất sớm khi ông mới chỉ 12 tuổi, nhưng cái chất “nghề” dường như đã ăn sâu trong ông khiến ông đam mê làm việc và thể hiện tài năng thiên bẩm của mình để có thể chế tác những sản phẩm vô cùng độc đáo, thể hiện được tài năng và nét tinh túy của nghề kim hoàn.
 
Ảnh minh họa.

Nghệ nhân Phạm Hồng Đoàn tâm sự “Một nghệ nhân làm nghề để có thể cho ra đời những sản phẩm đẹp cho đời ngoài việc có được một đôi mắt thẩm mỹ cùng đôi bàn tay khéo léo thi còn phải có tư duy và trí tuệ. Ngoài ra, các khâu trong quá trình chế tác kim hoàn đều rất khó nên đòi hỏi người làm nghề phải có sự tỉ mỉ, chính xác, và kiên nhẫn. Người làm nghề cần phải có 4 kỹ năng cơ bản: trơn, đấu, đậu, chạm. Trơn là kỹ thuật lên sản phẩm, kết hợp gò sao cho hình khối đúng tiêu chuẩn. Đấu là kỹ thuật lắp ráp các chi tiết hài hòa, cân đối. Chạm là tạo hình, điêu khắc hoa văn. Cuối cùng là đậu là kỹ thuật kéo bạc thành chỉ, sau đó se thành sợi mảnh như sợi chỉ, cuối cùng là tạo họa tiết, hoa văn trang trí”.

Bằng đôi bàn tay khéo léo của mình, những sản phẩm mà ông và gia đình đã chế tác như lắc, dây chuyền, vòng tay, nhẫn.. đều chứa đựng sự tinh tế, phong phú khong những về kiểu dáng mà còn luôn tạo được sự cuốn hút đặc biệt với người tiêu dùng trong cả nước. Những sản phẩm mà ông tạo ra không những đảm bảo được sự chính xác trong từng khâu chế tác mà còn là một tác phẩm nghệ thuật có sự nghiêm túc và khắc khe về kỹ thuật, còn chứa đựng sự tinh túy và mang giá trị thẩm mỹ cao. Chính sự tỉ mỉ, cầu kỳ ấy của ông và những người thợ làm nghề đã tạo ra những sản phẩm trang sức đạt đến đỉnh cao của sự hoàn mĩ và khó có thể trộn lẫn với sản phẩm của những thợ làm nghề khác.
 
Ảnh minh họa.

Với sự công hiến của mình cho nghề và cho quê hương bao nhiêu năm qua, thành quả mà ông đạt được không sao đếm hết, nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp chính quyền, địa phương trao tặng, và được Trung ương Hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Làng nghề” năm 2012. Đó là thành quả của sự lao động miệt mài, không chỉ là thành công mà còn là động lực thúc đẩy ông giành hết tâm quyết , tấm lòng của mình để duy trì và truyền đi ngọn lửa nghề kim hoàn của cha ông để lại.

Với  tâm nguyện khôn nguôi về sự trường tồn và phát triển của làng nghề Châu Khê, bằng niềm tự hào và lòng yêu nghề vô bờ bến của mình, ông luôn trăn trở trong việc giữ gìn nghề truyền thống của quê hương. Ông luôn mong muốn nhà nước sẽ tạo điều kiện hơn trong việc bảo tồn thương hiệu các sản phẩm làng nghề đồng thời giúp mở rộng thị trường hơn để có thể tạo được cơ hội giúp người dân trong làng tập trung sản xuất. Bên cạnh đó, việc tổ chức những khóa đào tạo, nâng cao tay nghề cho thế hệ thợ trẻ của làng cũng cần được chú trọng và đẩy mạnh để có thể phát huy được những tinh hoa vốn có từ bao đời nay của làng nghề để nghề kim hoàn không bị mai một và thất truyền. 

Phần Mềm Vàng sưu tầm tổng hợp.

Tin liên quan

Sửa Nghị định 24: NHNN quản lý hay kinh doanh vàng?

Bảo tồn di sản kim hoàn truyền thống

Thăng trầm làng nghề Kim hoàn Kế Môn

Nghề Kim hoàn Kế Môn

Nghệ nhân 7X làm thay đổi lịch sử ngọc trai thế giới

Cận cảnh quá trình sản xuất những thỏi vàng 24K

Nghệ nhân kim hoàn Trà Văn Tâm (Tâm Kim Xuyến)

Nghệ nhân kim hoàn Phạm Văn Năm (Năm Nhỏ)

Kim cương vật liệu cứng nhất hành tinh có thể bị soán ngôi

Nghệ nhân kim hoàn Huỳnh Văn Thu

Doanh nhân Chương Do Khởi & trung tâm Trí Việt

Nữ tướng vàng nữ trang

Làng nghề kim hoàn Kế Môn (Thừa Thiên Huế)

Giỗ tổ nghề kim hoàn

Lễ hội xuân và giỗ tổ nghề vàng bạc Châu Khê 2015

Ông tổ nghề kim hoàn

Hội quán Lệ Châu

Lịch sử nghề kim hoàn Việt Nam

Phố Hàng Bạc - Di sản phố cổ ở Hà Nội

Rộn rã làng nghề vàng bạc Châu Khê

Lễ hội xuân và giỗ tổ nghề vàng bạc truyền thống 2013

Lễ giỗ truyền thống Tổ nghề thợ bạc tại TP. HCM

Hình ảnh phần mộ Ông tổ nghề kim hoàn Việt Nam

Đỗ Minh Phú - Ông chủ Doji và ông chủ mới của Tienphong Bank

Chủ tịch SJC: Giao 'con ruột' cho người khác, cũng buồn!

Vàng nữ trang, khi “chơi” không còn dễ

Ông Tổng Bảo Tín Minh Châu ‘nội soi’ thị trường vàng

'Ông Tổng' Bảo Tín Minh Châu: 'Tôi sẽ luôn là số 1'

Bà Cao Thị Ngọc Dung: Vui không tột đỉnh, buồn không tuyệt vọng