Ông Tổng Bảo Tín Minh Châu ‘nội soi’ thị trường vàng

Kể từ khi chính sách bình ổn giá vàng được NHNN đưa ra, nhằm kéo giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới, nhưng mục tiêu này vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Minh Châu – Tổng Giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý (VBĐQ) Minh Châu xung quanh vấn đề này.

Ông đánh giá thế nào về chính sách bình ổn giá vàng của NHNN trong thời gian qua?

Tôi cho rằng biện pháp mà NHNN đưa ra chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Việc NHNN chọn SJC là đại diện thương hiệu vàng miếng duy nhất đã khiến cho thị trường vàng miếng này bị khan hiếm. Thay vì mua các thương hiệu vàng miếng khác nhau để tích trữ thì giờ đây, người dân đổ dồn sang mua SJC, vì họ không còn sự lựa chọn nào khác.

Do đó, dù giá vàng thế giới giảm nhưng với nhu cầu quá lớn đối với vàng SJC thì giá khó xuống bằng giá thế giới ngay được. Điều này, lý giải vì sao giá thế giới giảm mà giá SJC vẫn cao. Khi giá vàng SJC “nhảy múa”, các thương hiệu khác cũng không “hạ giá” như trước nữa. Kết quả, giá vàng trong nước bỏ xa vàng thế giới từ 3 – 5 triệu đồng/lượng.

Thưa ông, thời gian qua nhiều NHTM cũng tham gia việc bán vàng bình ổn, việc này có đem lại lợi nhuận như kỳ vọng của các ngân hàng hay không?

Các ngân hàng thương mại không mấy mặn mà thực hiện hoạt động bán vàng bình ổn trừ khi NHNN cho phép họ được quyền xuất – nhập khẩu vàng.

Thời gian qua, các ngân hàng thương mại tham gia bán vàng bình ổn, bước đầu tuy có hiệu quả nhưng hiện đang đẩy các ngân hàng vào trạng thái đầy rủi ro. Nếu nhìn vào mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, có thể thấy rằng, các ngân hàng hoàn toàn có lãi khi thực hiện hoạt động này. Tuy nhiên, “mức lãi chênh lệch này” mới chỉ là lãi ảo, bởi thực tế, các ngân hàng đều chưa đóng được trạng thái. Trạng thái vàng huy động đang bị âm và trạng thái vàng tài khoản thì đang dương.

Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng SIC là thương hiệu vàng miếng quốc gia thì đương nhiên SIC phải có trách nhiệm bình ổn giá vàng?

Mục tiêu hàng đầu của SJC và các DN vàng là lợi nhuận mang lại, chứ không phải làm nhiệm vụ bình ổn thị trường. Vì thế quan niệm cho rằng, DNNN như SJC phải gánh vác trách nhiệm ổn định thị trường là điều phi thực tế.

Tuy nhiên, giá vàng niêm yết của SJC luôn có khoảng cách chênh lệch với giá quốc tế. Sau đó giá được điều chỉnh liên tục, có khi hàng chục lần/ngày. Vấn đề là chưa có một cơ quan quản lý nào kiểm tra, kiểm soát xem liệu giá niêm yết của SJC, đã ở mức hợp lý so với giá quốc tế và cung cầu thị trường hay chưa ?

Chìa khóa của đầu cơ vàng chính là giá vàng. Nhưng giá đó do ai quyết định? Không phải ngẫu nhiên mà các trung tâm giao dịch vàng lớn đều nhìn nhau, thận trọng niêm yết giá mua giá bán và bao giờ cũng đưa ra một mức giá gần bằng nhau. Các tiệm vàng mua bán lẻ đều trông vào giá niêm yết của SJC, còn SJC lấy giá giao dịch từ đâu? Hay tự họ đưa ra giá? Vấn đề quản lý chính là ở khâu này…

Với quan điểm là người kinh doanh vàng lâu năm, theo ông đâu là giải pháp cho việc bình ổn giá vàng trong nước?

Thực ra, như tôi phân tích ở trên, khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới chưa gần nhau thì chưa có tín hiệu gì là bình ổn giá. Nếu giá vàng thế giới đi lên chạm đỉnh mốc mà giá vàng trong nước không tăng theo đà tăng của giá vàng thế giới thì khi đó mới công nhận giải pháp bình ổn của NHNH có hiệu quả.

Quản lý nhà nước đối với thị trường vàng là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, quản lý như thế nào, ở mức độ nào, mới là vấn đề cốt lõi.

Hiện nay, NHNN phải thực thi hai nhiệm vụ cùng lúc, kiểm soát, ổn định giá vàng (ổn định hiểu theo nghĩa giá trong nước ngang bằng giá quốc tế) và tìm biện pháp thu hút nguồn vàng trong dân đưa vào sử dụng phát triển kinh tế.

Theo tôi, giải pháp tối ưu có lẽ là thành lập Cty kinh doanh vàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Với vai trò người mua bán vàng cuối cùng trên thị trường giống như ngoại tệ, Cty này có chức năng xuất nhập khẩu, điều hòa thanh khoản thị trường, mở tài khoản vàng nước ngoài để trực tiếp giao dịch. Vàng có thể dễ dàng chuyển đổi thành ngoại tệ và ngược lại trên thị trường thế giới, nên việc thu hút được nguồn vàng trong dân sẽ có tác động tích cực đến dự trữ ngoại hối quốc gia. Và quan trọng hơn, ổn định được giá vàng sẽ giúp ổn định tỷ giá và giá trị đồng nội tệ… Còn nếu hoạt động vì lợi nhuận như SJC hiện nay thì khó có thể bình ổn được giá vàng trong nước…

- Xin cảm ơn ông!

Nguồn: Giavang.net

Tin liên quan

Sửa Nghị định 24: NHNN quản lý hay kinh doanh vàng?

Bảo tồn di sản kim hoàn truyền thống

Thăng trầm làng nghề Kim hoàn Kế Môn

Nghề Kim hoàn Kế Môn

Nghệ nhân 7X làm thay đổi lịch sử ngọc trai thế giới

Cận cảnh quá trình sản xuất những thỏi vàng 24K

Nghệ nhân kim hoàn Trà Văn Tâm (Tâm Kim Xuyến)

Nghệ nhân kim hoàn Phạm Văn Năm (Năm Nhỏ)

Kim cương vật liệu cứng nhất hành tinh có thể bị soán ngôi

Nghệ nhân kim hoàn Huỳnh Văn Thu

Doanh nhân Chương Do Khởi & trung tâm Trí Việt

Viên đá quý ngành kim hoàn - Nghệ nhân Phạm Hồng Đoàn

Nữ tướng vàng nữ trang

Làng nghề kim hoàn Kế Môn (Thừa Thiên Huế)

Giỗ tổ nghề kim hoàn

Lễ hội xuân và giỗ tổ nghề vàng bạc Châu Khê 2015

Ông tổ nghề kim hoàn

Hội quán Lệ Châu

Lịch sử nghề kim hoàn Việt Nam

Phố Hàng Bạc - Di sản phố cổ ở Hà Nội

Rộn rã làng nghề vàng bạc Châu Khê

Lễ hội xuân và giỗ tổ nghề vàng bạc truyền thống 2013

Lễ giỗ truyền thống Tổ nghề thợ bạc tại TP. HCM

Hình ảnh phần mộ Ông tổ nghề kim hoàn Việt Nam

Đỗ Minh Phú - Ông chủ Doji và ông chủ mới của Tienphong Bank

Chủ tịch SJC: Giao 'con ruột' cho người khác, cũng buồn!

Vàng nữ trang, khi “chơi” không còn dễ

'Ông Tổng' Bảo Tín Minh Châu: 'Tôi sẽ luôn là số 1'

Bà Cao Thị Ngọc Dung: Vui không tột đỉnh, buồn không tuyệt vọng