Nghệ nhân kim hoàn Huỳnh Văn Thu

Giới thợ bạc ở Tiền Giang, Mỹ Tho không còn xa lại gì “ông Hai” Mỹ Tho bởi ông là một trong những người của thế hệ lão thành còn sót lại. Ông tên thật là Huỳnh Văn Thu (hay còn gọi là Thế), sinh năm 1952, hiện đang cư ngụ tại số nhà 45/2 Đinh Bộ Lĩnh, P.2, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang.

Con nhà tông

Ông được sinh ra trong gia đình có ba đời làm nghề vàng bạc. Ông nội của ông, cụ Huỳnh Văn Sỹ, nổi tiếng với biệt tài hàn đồ thổi bằng miệng. Nếu tính cả con trai đang làm đồ bạc, gia đình ông có cả thảy bốn đời làm nghề này. Từ lúc bốn tuổi, ông đã biết mồi thuốc cho ba bằng cách đạp cóc, biết lục lọi, săm soi đồ nghề trong nhà. Thấy ông lanh lẹ, chịu khó, ba của ông, cụ Huỳnh Văn Cần, đã truyền lại nghề cho ông. Đến năm mười lăm tuổi, ông theo ba lên Sài Gòn và học qua nhiều thầy như ông Ba Bân, ông Ba Nhỏ, ông Bảy Chánh, ông Năm Thọ… Với bản tính chịu khó hay quan sát, học hỏi, phụ việc, ông thành thạo nhiều môn: làm dũa, nguội, chùi bóng… Ngay cả đồ nghề của ông đa phần cũng là đồ tự chế vì thời ông chưa có dụng cụ thợ bạc phong phú như bây giờ mà phần cũng vì nhà nghèo không có tiền mua nên phải tự mày mò như mấy mũi cắt tay thay cho mũi xoàn có giá hơn một triệu đồng mà vẫn dùng ngon lành.
 
Nghệ nhân kim hoàn Huỳnh Văn Thu
Gần 70 tuổi, ông vẫn miệt mài làm nghề

Gần 70 – trụ cột gia đình

Cư dân trong hẻm 45/2 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 2, thành phố Mỹ Tho không còn lạ gì âm thanh lóc cóc phát ra từ bàn làm việc của ông lão gần bảy mươi tuổi. Hàng ngày, ông vẫn đều đặn làm việc từ bảy giờ sáng cho đến mười một giờ đêm. Ngay cả món hàng có hột li ti 1 ly, ông vẫn làm thành thục không thua gì lớp trẻ. Đến giờ, ông vẫn nhận hàng về làm, lúc trước còn lên Sài Gòn giao hàng nay tuổi cao nên chủ yếu làm tại nhà, ai đặt gì làm đó. Đặc biệt, ông chuyên làm dây đồng hồ mà ông bảo chỉ cần cho em xem hình ảnh hay phác thảo là ông có thể làm ra món hàng một cách chính xác.

Khó ai ngờ rằng ở cái tuổi xấp xỉ bảy mươi, ông còn là trụ cột của gia đình gồm cả thảy năm miệng ăn. Cháu nội ông hai mươi hai tuổi chẳng may bị liệt nằm một chỗ. Con dâu ông vì không chịu được hoàn cảnh khó khăn đã bỏ đi. Căn phòng rộng chừng 20m2, nơi sinh hoạt cho cả gia đình, như càng chật chội hơn bởi phần lớn diện tích dành cho khu vực làm việc của ông với lỉnh kỉnh đồ nghề dù được sắp xếp khá ngăn nắp.

Anh Nguyên Long, chủ tiệm vàng Tín Phát ở Gò Công và cũng là một người học trò của ông cho biết: “Điều lớn nhất tôi học được ở người Thầy của mình chính là lòng yêu nghề. Ông luôn dạy đệ tử về chữ TÂM, chữ TÍN khi làm nghề cho dù hoàn cảnh có khó khăn thế nào, đừng vì đồng tiền mà phụ ơn tổ nghiệp. Tuy lớn tuổi, ông vẫn miệt mài học hỏi những cái hay, cái mới và chia sẻ nhiệt tình với con cháu. Tôi đã học nhiều thầy mà chưa thấy ai sẵn sàng truyền nghề cho đệ tử mà không có giấu nghề như ông”.

Phần Mềm Vàng theo giavang.net.

Tin liên quan

Sửa Nghị định 24: NHNN quản lý hay kinh doanh vàng?

Bảo tồn di sản kim hoàn truyền thống

Thăng trầm làng nghề Kim hoàn Kế Môn

Nghề Kim hoàn Kế Môn

Nghệ nhân 7X làm thay đổi lịch sử ngọc trai thế giới

Cận cảnh quá trình sản xuất những thỏi vàng 24K

Nghệ nhân kim hoàn Trà Văn Tâm (Tâm Kim Xuyến)

Nghệ nhân kim hoàn Phạm Văn Năm (Năm Nhỏ)

Kim cương vật liệu cứng nhất hành tinh có thể bị soán ngôi

Doanh nhân Chương Do Khởi & trung tâm Trí Việt

Viên đá quý ngành kim hoàn - Nghệ nhân Phạm Hồng Đoàn

Nữ tướng vàng nữ trang

Làng nghề kim hoàn Kế Môn (Thừa Thiên Huế)

Giỗ tổ nghề kim hoàn

Lễ hội xuân và giỗ tổ nghề vàng bạc Châu Khê 2015

Ông tổ nghề kim hoàn

Hội quán Lệ Châu

Lịch sử nghề kim hoàn Việt Nam

Phố Hàng Bạc - Di sản phố cổ ở Hà Nội

Rộn rã làng nghề vàng bạc Châu Khê

Lễ hội xuân và giỗ tổ nghề vàng bạc truyền thống 2013

Lễ giỗ truyền thống Tổ nghề thợ bạc tại TP. HCM

Hình ảnh phần mộ Ông tổ nghề kim hoàn Việt Nam

Đỗ Minh Phú - Ông chủ Doji và ông chủ mới của Tienphong Bank

Chủ tịch SJC: Giao 'con ruột' cho người khác, cũng buồn!

Vàng nữ trang, khi “chơi” không còn dễ

Ông Tổng Bảo Tín Minh Châu ‘nội soi’ thị trường vàng

'Ông Tổng' Bảo Tín Minh Châu: 'Tôi sẽ luôn là số 1'

Bà Cao Thị Ngọc Dung: Vui không tột đỉnh, buồn không tuyệt vọng